Categories: DU LỊCHKINH TẾ

Kiên Giang: Bí ẩn kho báu ở đảo Hải Tặc, căn cứ của băng Cánh Buồm Đen khét tiếng

Con thuyền của cướp biển được người dân phục dựng tại hòn Tre Vân. Ảnh: Internet
Quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, chứa đựng huyền thoại về hải tặc Cánh Buồm Đen và các kho báu do băng cướp này để lại.
Nghe đến tên “quần đảo Hải Tặc”, nhiều người nghĩ đây chỉ là cái tên của một hoang đảo trong phim. Ấy vậy mà ngay tại Việt Nam, quả thực có một quần đảo mang tên như thế, thậm chí còn từng là sào huyệt của băng cướp biển Cánh Buồm Đen khét tiếng cả vịnh Thái Lan.

Băng cướp biển cuối cùng ở quần đảo Hải Tặc
Cánh Buồm Đen là cái tên được dân trên các hòn đảo thuộc quần đảo Hải Tặc nhắc đến khá nhiều vì đây là băng cướp biển cuối cùng gắn với nhiều giai thoại ở vùng biển Kiên Giang.

Băng cướp Cánh Buồm Đen hoạt động vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sở dĩ có tên gọi như vậy vì họ thường treo cây chổi màu đen trên tàu với ngụ ý “Quét sạch tàu qua lại”.

Trong những năm hoành hành trên biển, Cánh Buồm Đen tích lũy được nhiều vàng bạc, châu báu. Tương truyền rằng thủ lĩnh băng cướp bí mật chọn một hoang đảo trong quần đảo chôn toàn bộ báu vật rồi cho người vẽ lại sơ đồ trên một tấm da rồi truyền lại cho thế hệ con cháu.

Khi được hỏi về hải tặc Cánh Buồm Đen, ông Lương Văn Tâm (56 tuổi, nguyên là công an xã Tiên Hải – quần đảo Hải Tặc) kể với báo Tuổi Trẻ: “Băng này mạnh lắm. Người ta bảo trên cánh buồm màu đen của họ có treo ngược cây chổi, để quét sạch mọi tàu ghe trên vùng họ “làm ăn””.

Nhiều lãnh đạo xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), đến bây giờ vẫn còn tò mò và có gì đó ngỡ ngàng khi họ được nghe kể về cái danh hải tặc Cánh Buồm Đen. Ông Phan Thanh Quang, Chủ tịch HĐND xã nói với An ninh Thủ đô: “Nghe cứ như trong tiểu thuyết hay trong phim thời Trung cổ, nhưng đó là sự thật”.

Theo Tiền Phong, ông Tư Nam (70 tuổi, ngụ hòn Đốc) được cho là hậu duệ còn sót lại của thành viên hải tặc Cánh Buồm Đen khi mà ông cố của ông Tư Nam là Năm Bùn và ông ngoại là Tư Vân đều là cướp biển.

“Cả hai người đều đã giải nghệ khi tui còn nhỏ. Lớn lên tui mới biết ông cố và ông ngoại là cướp biển vì được bà ngoại kể lại. Hồi xưa ông ngoại đi cướp là cướp của những thuyền buôn giàu có về chia lại cho bà con nghèo chứ không giữ hết cho mình”- ông Tư hồi tưởng với Tiền Phong.

Ngày nay, trên hòn Tre Vinh (thuộc quần đảo Hải Tặc), người ta dựng mô hình tàu cướp biển với cánh buồm đen để phục vụ khách du lịch chụp ảnh làm kỉ niệm.

Kho báu bí ẩn suốt trăm năm
Thông tin đồn thổi về kho báu do cướp biển chôn lấp tại quần đảo Hải Tặc đối với người ngoài thì nửa tin nửa ngờ nhưng đối với dân đảo thì khá rõ ràng, thuyết phục.

Bà con trong khu vực, trước đây, đã quá quen với cảnh vào ông lạ hoắc lăm lăm ngó nghiêng, rồi bí mật giở bản đồ, giấy tờ ra tìm kiếm cái gì như… kẻ cắp.

Theo ông Mạc Ngọc Thạch, gần 60 tuổi (ấp Hòn Tre, xã Tiên Hải) cho Tiền Phong hay, đến nay không ít người vẫn tin rằng, vàng bạc châu báu của cướp biển vẫn còn nằm đâu đó trên đảo nên đã thu hút không ít người từ rất xa đã tìm đến đảo với mục đích tìm kiếm kho báu.

Bức tranh thiên nhiên hoang sơ tại đảo Hải Tặc. Ảnh: Internet

Cụ thể, tháng 3/1983, quân và dân xã Tiên Hải dùng tàu vây bắt hai người nước ngoài xâm nhập trái phép bằng canô nhỏ từ hướng vịnh Thái Lan vào Hòn Tre là Richard Charles Knight, quốc tịch Anh và Frederick Kurt Graham, quốc tịch Mỹ.

Đồ đạc 2 người này mang theo đã bị thu giữ toàn bộ bao gồm: 2 máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống nhòm, nhiều bản đồ, hải đồ và dụng cụ khác…

Đáng chú ý, 2 người nước ngoài này có mang theo tấm bản đồ chỉ dẫn tới kho báu trên đảo Hải Tặc mà theo họ là do người thân để lại. Hai người này sau đó bị trục xuất khỏi đảo nhưng một thời gian sau đó lại được đưa tới hòn Ðốc để xác định vị trí đào kho báu. Theo bản đồ của họ, mọi người tham gia đào nhưng chẳng thấy gì ngoài đất và đá.

Câu chuyện về kho báu bí ẩn vẫn luôn thôi thúc nhiều người muốn kiếm tìm, nhất là khi những đồng tiền cổ được người dân trên đảo tìm thấy. Anh Nam, một thanh niên địa phương đã tận tay mò được những đồng tiền cổ màu vàng, họa tiết lạ mắt trong một lần đi lặn biển ở bãi Bắc. Thấy anh nhặt được nhiều tiền cổ, mọi người cũng đổ xô đi mò.

“Có người mò được vài chục đồng chứ không ít”, anh Nam cho Tiền Phong biết, nhiều người tìm đến hỏi mua với giá 10.000 đồng/đồng nhưng mẹ anh không bán mà giữ đến hiện giờ.

Mô tả về hình dáng những đồng tiền lạ của anh Nam cho Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận (giảng viên bộ môn Hán Nôm, Trường Ðại học KHXHNV TP Hồ Chí Minh) thẩm định thì được biết đồng tiền có 4 chữ Hán ở vòng tròn bên trong là Quang Tự Nguyên Bảo, tên Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh (Trung Quốc), trị vì những năm 1875-1908.

Trở thành địa điểm du lịch hàng đầu
Danh xưng quần đảo Hải Tặc từng khiếp đảm bao năm trước, nay đã bắt đầu trở thành một “kho báu” phát triển du lịch với tiền năm vô hạn. Vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của nơi đây có thể dễ dàng khiến bất cứ ai rung động.

Để đến quần đảo Hải tặc từ TP HCM, có thể đón xe ở bến xe miền Tây đi bến xe Hà Tiên rồi mua vé tàu đi đảo Hải Tặc tại bến tàu Hà Tiên.

Khi tàu cập cảng, bạn có thể đi vòng quanh đảo và đến các quán ăn bằng xe điện. Đảo chưa có khách sạn, chỉ có phòng trọ cho thuê hoặc du khách có thể cắm trại ở bãi biển để hòa mình vào thiên nhiên.

Đảo Hải Tặc ở Kiên Giang là địa điểm du lịch cực kỳ đẹp. Ảnh: Internet

Do không có nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống, bạn nên thuê bếp để tự nấu cơm. Hải sản do người dân đánh bắt nên rất rẻ và tươi ngon.

Trong hành trình khám phá quần đảo Hải Tặc, du khách sẽ được thả mình trên bãi biển hoang sơ, thơ mộng. Bãi tắm ở đây được cho là sạch nhất khu vực Hà Tiên, nước biển luôn trong xanh như ngọc.

Bên cạnh đó, trong quần thể đảo Hải Tặc, có rất nhiều hòn đảo chưa có người dân sinh sống. Bạn chỉ cần thuê ghe chạy tầm 5 – 10 phút là đến được các hoang đảo này.

Hay nếu muốn khám phá vẻ đẹp của đại dương thì bạn có thể trải nghiệm lặn biển tại đây với các rạn san hô rực rỡ, đủ sắc màu cùng những đàn cá đang bơi tung tăng dưới mặt biển.

Vậy là những bí ẩn về kho báu cướp biển chưa có lời giải nhưng “khó báu” du lịch ở đảo Hải Tặc đang dần được khám phá.

Tổng hợp/ soha

Link báo gốc: https://soha.vn/kien-giang-bi-an-kho-bau-o-dao-hai-tac-can-cu-cua-bang-canh-buom-den-khet-tieng-20220223130450808.htm

No Name No Name

Recent Posts

Thực hư những bức ảnh “ngày trở về” của bà Nguyễn Phương Hằng

Ngày bà Nguyễn Phương Hằng ra tù không được thông báo rộng rãi trước, cho…

2 ngày ago

ʟᴜ̃ զᴜᴇ́т ᴠᴜ̀ɪ ʟᴀ̂́ρ ᴄᴀ̉ тһᴏ̂ɴ һᴏ̛ɴ 100 ɴɡưᴏ̛̀ɪ ᴏ̛̉ ʟᴀ̀ᴏ Сɑɪ, 15 ɴɡưᴏ̛̀ɪ ᴄһᴇ̂́т

Тгᴀ̣̂ɴ ʟᴜ̃ զᴜᴇ́т ᴋɪɴһ һᴏᴀ̀ɴɡ ᴆᴀ̃ ᴠᴜ̀ɪ ʟᴀ̂́ρ тᴏᴀ̀ɴ Ьᴏ̣̂ тһᴏ̂ɴ ʟᴀ̀ɴɡ ɴᴜ̉, хᴀ̃ Рһᴜ́ᴄ…

2 tuần ago

Dɑɴһ тɪ́ɴһ ᴄᴀ́ᴄ ɴᴀ̣ɴ ɴһᴀ̂ɴ ᴍᴀ̂́т тɪ́ᴄһ тгᴏɴɡ ᴠᴜ̣ ѕᴀ̣̂ρ ᴄᴀ̂̀ᴜ Рһᴏɴɡ Сһᴀ̂ᴜ

Bưᴏ̛́ᴄ ᴆᴀ̂̀ᴜ, ʟᴜ̛̣ᴄ ʟưᴏ̛̣ɴɡ ᴄһᴜ̛́ᴄ ɴᴀ̆ɴɡ тɪ̉ɴһ Рһᴜ́ Тһᴏ̣ хᴀ́ᴄ ᴆɪ̣ɴһ ᴄᴏ́ 8 ɴɡưᴏ̛̀ɪ ᴆɑɴɡ…

2 tuần ago

Dɪ Ԁᴏ̛̀ɪ ᴆưᴏ̛̀ɴɡ ᴆɪᴇ̣̂ɴ ᴄɑᴏ тһᴇ̂́ 220ᴋ𝖵 ᴋһɪᴇ̂́ɴ ɴһɪᴇ̂̀ᴜ ɴᴏ̛ɪ ᴏ̛̉ 𝖵ᴜ̃ɴɡ Тᴀ̀ᴜ ᴍᴀ̂́т ᴆɪᴇ̣̂ɴ

Сᴀ́ᴄ ᴆᴏ̛ɴ ᴠɪ̣ ᴆᴀ̃ тɪᴇ̂́ɴ һᴀ̀ɴһ ᴄᴀ̆́т ᴆɪᴇ̣̂ɴ ᴏ̛̉ ɴһɪᴇ̂̀ᴜ ɴᴏ̛ɪ ᴆᴇ̂̉ Ԁɪ Ԁᴏ̛̀ɪ ᴆưᴏ̛̀ɴɡ…

2 tuần ago

KHẨN: Siêu bão Yagi-bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây hoạt động trên Biển Đông

Тгả ʟờɪ Báᴏ ᴆɪệп тử Dâп Vɪệт, ôпɡ Mɑɪ Văп Kһɪêᴍ - 𝖦ɪáᴍ ᴆốᴄ Тгᴜпɡ…

2 tuần ago