Nuôi loài bò sát mập ú dày đặc, 2 tay cầm 2 con to bự, anh nông dân Cà Mau bán 1 ký thu 500.000

Nuôi loài bò sát mập ú dày đặc, 2 tay cầm 2 con to bự, anh nông dân Cà Mau bán 1 ký thu 500.000

Với mô hình nuôi rắn ri tượng, loài rắn mập ú không có độc, anh Trần Thanh Toán (SN 1985, ngụ ấp 6, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) bán mỗi kg rắn nửa triệu đồng; mỗi con rắn giống từ 60.000-70.000 đồng.

Tình cờ biết đến mô hình nuôi loài rắn ri voi
Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là anh Trần Thanh Toán (SN 1985, ngụ ấp 6, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).

Clip: Mô hình nuôi loài rắn ri voi cho lợi nhuận cao của anh Trần Thanh Toán, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).

Biết đến mô hình nuôi rắn ri tượng thông qua một người bạn trong một lần tình cờ. Kể từ đó, anh Toán quyết tâm phát triển nuôi loài rắn này.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 2.

Rắn ri tượng là loài rắn nhiều thịt không có độc. Ảnh: Chúc Ly.

Trong thời gian ấp ủ ý tưởng, anh Toán dành nhiều thời gian đến nhà bạn để tham quan, học hỏi, tìm hiểu thêm thông tin nuôi rắn ri tượng ở nhiều kênh. Năm 2019, sau khi xây 3 chuồng kiên cố, anh bỏ ra 24 triệu đồng mua 400 con rắn ri tượng giống về nuôi.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 3.

Mỗi hồ nuôi rắn ri tượng của anh Toán có diện tích khoảng 3m2. Ảnh: Chúc Ly.

Theo anh Toán, lúc mới mua về rắn ri con mới đẻ không lâu, nên anh phải chăm sóc rất kỹ.

“Rắn con mới đem về thì trong vòng 7 ngày không được cho ăn, để rắn nhả hết phôi. Đến khi đường ruột của rắn con tốt lên thì mới bắt đầu cho ăn dần bằng lượng thức ăn ít. Đến khi rắn được khoảng 20 ngày tuổi thì mới bắt đầu cho ăn cá trê loại nhỏ”, anh Toán chia sẻ.

Một nông dân Bến Tre sở hữu 200 loại lan huệ cánh kép có giá trị cao
Cũng theo anh Toán, chỉ khi rắn từ 2 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn bình thường. Tỷ lệ thức ăn đảm bảo trọng lượng con cá trê mồi tương đương với trọng lượng của con rắn ri tượng lúc đó.

Khi con rắn ri tượng thích nghi với môi trường nuôi, anh Toán cho ăn định kỳ 4 ngày 1 lần, thức ăn hoàn toàn lá cá trê còn sống.

Theo anh Toán cho rắn ri tượng ăn cá trê thì con rắn lớn nhanh hơn các loại thức ăn khác. Để đáp ứng đủ lượng mồi ổn định cho đàn rắn, anh Toán mua cá trê về tự nuôi lại để giảm chi phí.

Bán mỗi kg rắn thu nửa triệu đồng
Hiện tại, anh Toán có tổng đàn 400 con rắn ri tượng, trong đó có khoảng 200 con rắn mẹ đang trong thời kỳ sinh sản. Trung bình mỗi năm, 200 con rắn mẹ này có thể đẻ trung bình khoảng 2.000 con rắn con.

Thông thường, một con rắn mẹ sau thời gian nuôi khoảng 18 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Lúc này rắn mẹ đạt trọng lượng từ 800gr đến 1,7kg và có thể đẻ từ 10-16 con/lần. Một con rắn con đang được anh Toán bán với giá từ 60.000-70.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, riêng tiền bán rắn giống anh Toán lãi gần 100 triệu đồng.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 4.

Hai con rắn ti tượng đang mang bầu. Ảnh: Chúc Ly.

“Rắn mẹ để sinh sản sẽ được cho ăn ít hơn rắn thông thường, nếu rắn quá mập thì khả năng sinh sản không tốt. Cứ tháng 8, 9 hằng năm tôi sẽ phối giống cho rắn. Sau đó đến khoảng tháng 4, 5 năm sau thì rắn bắt đầu sinh sản. Thời điểm rắn chuẩn bị đẻ là đã có nhiều người đến đặt mua giống, thường là không đủ rắn để bán”, anh Toán bộc bạch.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 5.

Theo anh Toán, rắn ri tượng thường có thân hình mập ú, nhưng khi để sinh sản anh thường không cho rắn mẹ ăn quá nhiều. Ảnh: Chúc Ly.

Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi anh Toán còn tuyển chọn nhiều con rắn trưởng thành để bán thương phẩm. Hiện nay, rắn thương phẩm được thương lái thu mua với giá khoảng 500.000 đồng/kg.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 6.

Trong khi đó, những con rắn ri tượng đực thì có trọng lượng nhỏ hơn hẳn. Ảnh: Chúc Ly.

Nói về kỹ thuật nuôi rắn ri tượng, anh Toán cho hay, về cơ bản nuôi rắn ri tượng dễ hơn các loài rắn khác rất nhiều.

Chỉ cần người nuôi không để rắn bị đói thì chúng rất hiền. Còn trong lúc cho ăn thì phải chú ý để rắn ăn lẫn nhau. Khi thả mồi vào phải đảm bảo con nào cũng có thức ăn”.

“Về nguồn nước nuôi rắn thì mực nước trong chuồng chỉ cần lên khoảng 1 tấc (10cm). Đặc biệt chú ý phải thay nước thường xuyên, từ 4-5 ngày thay một lần. Nếu để nước đục thì rắn dễ nhiễm khuẩn, không phát triển tốt. Đình kỳ 1, 2 tháng thì phải mua thuốc để sát khuẩn cho rắn”, anh Toán lưu ý.

Theo quan sát của phóng viên, hiện tại anh Toán đã đầu tư xây dựng được 9 chuồng nuôi rắn kiên cố, mỗi chuồng có hệ thống thoát nước.

Ngoài ra, rắn mẹ sinh sản được anh nuôi tách riêng để dễ quản lý. Trong mỗi chuồng nuôi rắn đều bố trí giá thể để rắn có nơi trú trong thời điểm thời tiết lạnh.

Rắn ri tượng là loài rắn không có độc, chuyên được nuôi để lấy thịt vì chúng có thân hình mập mạp. Một con rắn ri tượng trưởng thành có thể nặng lên đến 7-8kg.

Nuôi loài rắn mập ú không có độc, trai làng bán mỗi kg nửa triệu đồng - Ảnh 7.

Ngoài rắn ri tượng, hiện anh Toán có nuôi hàng chục con cua đinh. Ảnh: Chúc Ly.

“Chúng có một thân hình phình to, chắc và dẻo. Thân của rắn ri tượng có nhiều khoang mờ nối tiếp nhau, chúng thường có màu đen, nâu đỏ, nâu vàng và phần bụng thường có màu trắng nhạt.

Chúc Ly/

Link báo gốc: https://danviet.vn/nuoi-loai-bo-sat-map-u-day-dac-2-tay-cam-2-con-to-bu-anh-nong-dan-ca-mau-ban-1-ky-thu-500000-20220304131750602.htm

BÀI MỚI NHẤT ĐỜI SỐNG GIẢI TRÍ TIN TỨC XÃ HỘI