Học sinh đeo nón chắn giọt bắn có thể bị đau đầu, mỏi mắt, cận thị

Học sinh đeo nón chắn giọt bắn có thể bị đau đầu, mỏi mắt, cận thị

Tấm nhựa của miếng chắn có dạng chỗ thẳng, chỗ cong dẫn đến hình ảnh bị biến dạng. Trẻ sử dụng miếng chắn này có thể mỏi mắt, đau đầu, cận thị…

Ngày 4/5 vừa qua, học sinh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã quay trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ chống dịch Covid-19. Đa phần các cơ sở giáo dục đều thực hiện khá nghiêm túc việc vệ sinh lớp học, phun khử khuẩn và kiểm tra thân nhiệt các học sinh trước khi vào lớp.
Vì dịch bệnh trên thế giới vẫn còn đang diễn biến khá khó lường và phức tạp nên nhiều phụ huynh và trường học ngoài trang bị khẩu trang cho con em còn thêm cả những chiếc mũ chống giọt bắn.

 Học sinh đeo cả khẩu trang và nón chống giọt bắn khi đến lớp (Ảnh: Pháp luật online)
Học sinh đeo cả khẩu trang và nón chống giọt bắn khi đến lớp (Ảnh: Pháp luật online)

Tranh cãi trước việc học sinh đeo cả khẩu trang lẫn nón chống giọt bắn

Việc cẩn thận trước dịch Covid-19 là điều hoàn toàn nên làm, tuy nhiên hình ảnh các em học sinh đeo cả khẩu trang lẫn nón chống giọt bắn đã nhận về rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng đây là biện pháp an toàn, giúp các em khi nói chuyện có thể tránh được các nguy cơ nhiễm bệnh, phụ huynh cũng yên tâm hơn khi con em đến trường tiếp xúc với nhiều người.

 Trong khi nhiều phụ huynh cho rằng đây là biện pháp an toàn thì không ít người lại lo ngại nó có thể khiến trẻ mỏi mắt (Ảnh: Vietnamnet)
Trong khi nhiều phụ huynh cho rằng đây là biện pháp an toàn thì không ít người lại lo ngại nó có thể khiến trẻ mỏi mắt (Ảnh: Vietnamnet)

Tuy nhiên, trái lại, không ít người lại cho rằng việc đeo cả khẩu trang lẫn tấm chắn này sẽ khiến các em cảm thấy ngột ngạt, khó thở, nhất là trong thời điểm nhiều tỉnh thành đã bắt đầu nắng nóng trở lại. Hơn nữa, mọi người cũng bày tỏ lo ngại việc nhìn qua lớp nhựa quá lâu và phải tập trung sẽ khiến các em bị căng thẳng, mỏi mắt.

Đeo nón chống giọt bắn có thể khiến học sinh đau đầu, mỏi mắt, cận thị

Trước những ý kiến trái chiều về việc đeo chiếc nón có miếng nhựa che trước mặt học sinh, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM – TS.BS Phí Duy Tiến cho rằng, việc phải nhìn qua tấm nhựa trong thời gian quá dài sẽ khiến mắt của các em bị ảnh hưởng, đặc biệt là học sinh tiểu học, thị giác đang được hình thành sẽ bị tác động rất nhiều.

 Chiếc nón có hình dạng chỗ cong, chỗ thẳng khiến hình ảnh bị biến dạng, nhìn lâu sẽ mỏi mắt, đau đầu (Ảnh: Tuổi trẻ online)
Chiếc nón có hình dạng chỗ cong, chỗ thẳng khiến hình ảnh bị biến dạng, nhìn lâu sẽ mỏi mắt, đau đầu (Ảnh: Tuổi trẻ online)

TS.BS. Phí Duy Tiến phân tích, tấm nhựa có hình dạng chỗ thẳng, chỗ cong vì thế hình ảnh nhìn qua tấm nhựa này sẽ bị biến dạng. Nếu nhìn qua đó, ban đầu sẽ cảm thấy mỏi mắt, lâu hơn sẽ thấy đau đầu, dần dần dẫn đến cận thị. Đối với những trẻ bị viễn thị, loạn thị… đang đeo kính hỗ trợ, miếng nhựa này sẽ khiến thị giác của trẻ bị phát triển chậm trễ, nghiêm trọng hơn là trẻ có thể không phát triển được thị lực nữa.

 Nhiều chuyên gia cho rằng việc đeo nón tấm chắn trong lớp là việc không cần thiết (Ảnh: Tuổi trẻ online)
Nhiều chuyên gia cho rằng việc đeo nón tấm chắn trong lớp là việc không cần thiết (Ảnh: Tuổi trẻ online)

Trong khi đó, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng đồng tình với quan điểm việc đeo nón che giọt bắn khi đến trường là điều không cần thiết. Ngoài những ảnh hưởng đến mắt thì nó cũng khá nguy hiểm bởi khi trẻ đùa nghịch có thể làm gãy, vỡ tấm chắn, dẫn đến nhiều sự cố ngoài ý muốn.

Đeo khẩu trang, rửa tay quan trọng hơn dùng nón che giọt bắn

Theo Bác sĩ Khanh, việc đeo nón che giọt bắn có thể khiến trẻ đổ mồ hôi, khi đó trẻ thấy khó chịu nên sẽ dùng tay để lau dẫn đến việc chạm vào mắt thường xuyên hơn. Trong khi việc dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng là những hành động được khuyến cáo có thể làm lây nhiễm virus.

 Việc đeo nón che giọt bắn có thể khiến trẻ đổ mồ hôi, khi đó trẻ thấy khó chịu nên sẽ dùng tay để lau (Ảnh: Dân Việt)
Việc đeo nón che giọt bắn có thể khiến trẻ đổ mồ hôi, khi đó trẻ thấy khó chịu nên sẽ dùng tay để lau (Ảnh: Dân Việt)

Bác sĩ Khanh khuyến cáo biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh quan trọng nhất là mang khẩu trang, rửa tay đúng cách và không chạm tay vào mũi, mắt, miệng.

Về việc đeo khẩu trang trong thời gian lâu khiến nhiều trẻ cảm thấy khó chịu, bác sĩ Khanh đã đưa ra cách làm quen, khắc phục. Đó là thông qua việc hít sâu, thở chậm để điều hòa nhịp thở. Đây cũng là lý do vì sao các nhân viên y tế có thể đeo khẩu trang nhiều giờ liên tục mà không gặp khó khăn gì.

 Đeo khẩu trang đóng vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh (Ảnh: Tiền Phong)
Đeo khẩu trang đóng vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh (Ảnh: Tiền Phong)

Trong thời điểm dịch diễn biến khó lường, việc dạy trẻ nhận biết được tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên mắt, mũi, miệng là vô cùng quan trọng. Vì thế hãy giúp trẻ tự giác và thoải mái khi thực hiện những điều này bạn nhé!

Khánh Ly – Theo Thể Thao & Văn Hóa
Link báo gốc: http://yan.thethaovanhoa.vn/hoc-sinh-deo-non-chan-giot-ban-co-the-bi-dau-dau-moi-mat-can-thi-228233.html

 

TIN TỨC